Viêm Mũi Dị Ứng - Những Thông Tin Cần Biết
Viêm mũi dị ứng là gì, ảnh hưởng như thế nào?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng gây ra các vấn đề như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mắt, tăng áp lực xoang. Các triệu chứng này tương tự như tình trạng cảm lạnh nhưng nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng không phải do vi rút. Tác nhân chính gây viêm mũi dị ứng là các chất gây dị ứng như phấn Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị hoa, bụi, lông động vật, nấm mốc…
Viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm tuy nhiên sẽ gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, dù hiếm nhưng viêm mũi dị ứng vẫn có thể gây ra 1 số vấn đề biến chứng như gây viêm xoang, viêm tai giữa, gây tăng nguy cơ hình thành polyp mũi, xoang.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến ở nhiều người
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng
Dấu hiệu chung để nhận biết viêm mũi dị ứng là tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi. Tuy nhiên các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm lạnh. Để có thể phân biệt viêm mũi dị ứng có thể căn cứ vào các đặc điểm điển hình như sau:
Với bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh sẽ khởi phát bệnh vào đầu mùa đông hoặc mùa hè và xảy ra đột ngột. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thấy cay mũi, cảm giác ngứa mũi dẫn đến hắt xì hơi liên tục kèm theo chảy nước mắt nước mũi. Tuy nhiên nước mũi ở người bệnh viêm mũi dị ứng thường trong. Cùng với đó người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Tình trạng có thể xảy ra ở nhiều thời điểm trong ngày và tiếp diễn liên tục. Có thể đỡ trong 1 thời gian và lại tái phát.
Ngoài ra còn 1 thể viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ cũng gây các triệu chứng như trên nhưng thường bị ở bất cứ thời điểm nào trong năm, thường là vào sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với gió bụi, thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý dai dẳng kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Lâu dần bệnh sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi ảnh hưởng đến chức năng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do người bệnh hít phải các tác nhân gây dị ứng. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra histamin nhằm bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại. Tình trạng cơ thể quá mẫn cảm gây nên các phản ứng quá mức sẽ khiến Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Các tác nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng có thể kể đến như thay đổi thời tiết, nhiệt độ đột ngột, khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo, khói thuốc lá, mùi nước hoa, hóa chất...
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông động vật
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng histamin
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin. Thuốc kháng histamin hoạt động dựa trên nguyên lý ngăn cơ thể sản sinh ra histamin từ đó làm giảm các dấu hiệu dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc có tác dụng co mạch (chống sung huyết)
Đây là loại thuốc cũng thường được bác sĩ chỉ định cho người bị viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng làm co các mạch máu làm giảm các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, giảm áp lực xoang do viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian vài ba ngày và dừng lại.
Các loại thuốc này chủ yếu được dùng ở dạng xịt, hoặc nhỏ mũi, 1 số trường hợp là thuốc uống dạng viên. Việc lạm dụng thuốc co mạch sẽ gây ra 1 số tác dụng phụ không mong muốn do vậy nên sử dụng khi bác sĩ chỉ định và tuân thủ tuyệt đối các lưu ý khi sử dụng thuốc.
Viêm mũi dị ứng chủ yếu điều trị nội khoa bằng thuốc
Liệu pháp miễn dịch
Nếu việc sử dụng các loại thuốc trên không có khả năng điều trị tận gốc bệnh viêm mũi dị ứng thì liệu pháp miễn dịch được coi là giải pháp điều trị triệt để. Để thực hiện phương pháp điều trị này bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên từ ít đến nhiều. Mục đích của việc này là làm giảm sự mẫn cảm, giảm các triệu chứng kích thích khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên đó 1 cách tự nhiên.
Ngoài các phương pháp điều trị nội khoa, với các bệnh nhân viêm mũi dị ứng đã xuất hiện polyp hoặc trường hợp niêm mạc cuốn mũi thoái hóa trầm trọng gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi thì bác sĩ vẫn có thể chỉ định phẫu thuật.
Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Làm thế nào để phòng ngừa viêm mũi dị ứng là mối quan tâm của nhiều người. Phương pháp tốt nhất để phòng bệnh chính là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Để biết được bản thân bị dị ứng với dị nguyên nào bạn có thể tìm hiểu bằng cách chú ý và ghi nhớ. Khi có các triệu chứng dị ứng hãy xem vừa tiếp xúc với yếu tố nào (phấn hoa, bụi, nấm mốc, thay đổi thời tiết….) để tránh lặp lại lần sau.
Ngoài ra cách chính xác nhất để biết được tác nhân gây dị ứng đó là xét nghiệm tìm dị nguyên. Tuy nhiên tùy theo từng bộ xét nghiệm sẽ có thể giới hạn việc tìm kiếm 1 số dị nguyên nhất định. Vì vậy song song với việc xét nghiệm bạn cũng nên kết hợp với việc tự theo dõi và ghi nhớ các tác nhân gây dị ứng.