Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: Triệu Chứng Điển Hình

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc - màng lót bên trong mũi bị sưng, phù, nề, đỏ và hình thành các ổ viêm nhiễm khi tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng) ngoài môi trường. Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại là viêm mũi dị ứng cấp tính 

Viêm mũi mãn tính kéo dài dai dẳng

Nếu viêm mũi cấp tính thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, nhất là thời gian giao mùa thì viêm mũi dị ứng mãn tính lại diễn ra quanh năm, bất cứ khi nào thời tiết thay đổi hay cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

Triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng mãn tính

Những người mắc viêm xoang mũi dị ứng mãn tính thường gặp những triệu chứng khá đặc trưng. Nếu gặp phải từ 3 biểu hiện dưới đây thì khả năng cao là bạn đã bị viêm mũi dị ứng mãn tính:

- Hắt hơi: Hắt hơi liên tục, thậm chí không ngừng lại được, tại vùng mũi luôn có cảm giác ngứa ngáy, bị kích thích.

- Sổ mũi: Nước mũi chảy từ một hoặc cả hai bên lỗ mũi khiến người bệnh luôn trong trạng thái sụt sịt, khó chịu.

- Nghẹt mũi: Lượng dịch nhầy sinh ra trong hốc mũi quá lớn sẽ gây bít tắc các lỗ thông, dẫn tới hiện tượng nghẹt mũi, khó thở, trường hợp nghẹt cứng có thể phải thở bằng miệng.

- Chảy nước mắt: Đây cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng cho thấy cơ thể đang ở tình trạng dị ứng. Theo đó, nước mắt chảy nhiều, mắt đỏ.

- Đau đầu: Viêm mũi mãn tính kéo dài dai dẳng sẽ làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh vùng sọ khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi.

- Viêm họng: Vi khuẩn, virus theo dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng lâu dần sẽ làm họng bị tổn thương, nhiễm trùng.

- Ho: Đờm dịch từ mũi chảy xuống họng khiến cơ thể bắt buộc phải sản sinh những cơn ho nhằm đánh bật lượng đờm nhớt này ra khỏi khí quản.

- Phát ban: Biểu hiện cơ thể phát ban, xuất hiện những chấm hồng trên da cho thấy tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính đã phát triển nghiêm trọng. Cơ thể phát ban như một tín hiệu cảnh báo cho người bệnh cần điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Có thể thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày nếu không tiến hành điều trị dứt điểm.

Khi nào viêm mũi dị ứng cần tới gặp bác sĩ? Nếu thấy các triệu chứng ngày càng diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng, các cách chữa tại nhà không có hiệu quả hay triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị chuyên khoa thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính

Đúng như tên gọi của căn bệnh này, nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng là do cơ thể quá nhạy cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên.

Cơ chế gây bệnh chính là khi mũi hít phải dị nguyên, cơ thể sẽ được kích hoạt và sản sinh ra một lượng histamine – chất gây ra các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số dị nguyên gây ra tình trạng viêm mũi mãn tính

Theo đó, một số dị nguyên có thể gây ra tình trạng này là:

- Bụi bẩn: Sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nhiều bụi bẩn, mạt bụi.

- Phấn hoa: Các phân tử phấn hoa siêu nhỏ, bay lơ lửng trong không khí, đặc biệt là phấn hoa của những loại cây thụ phấn bằng gió.

- Nấm mốc: Đây là một dị nguyên thường xuất hiện ở những khu vực ẩm thấp, tối tăm trong nhà hoặc văn phòng làm việc.

- Lông động vật: Các động vật nuôi trong nhà thường có cơ chế rụng lông theo mùa, lông của chúng rất nhẹ nên có thể lẫn trong không khí và tiếp cận vùng mũi khi người bệnh hít thở.

- Nước hoa: Nước hoa lan tỏa theo cơ chế phát tán trong không khí, đối với những ai bị viêm mũi dị ứng mãn tính. Mùi nước hoa có thể khiến họ hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là buồn nôn.

- Khói thuốc: Mặc dù có những tác hại nguy hiểm tới sức khỏe của cả người hút chủ động và thụ động nhưng nhiều người vẫn nghiện thuốc lá, không thể từ bỏ được.

Các dị nguyên lơ lửng trong không khí khiến những người mắc viêm mũi dị ứng như “ngồi trên đống lửa” vì có thể tiếp xúc với dị nguyên bất cứ lúc nào và phải chịu đựng hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực.

Ngoài các dị nguyên kể trên, còn có một số yếu tố làm tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn đó là: Thời tiết trở lạnh, độ ẩm không khí giảm sâu…

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?

Đừng chủ quan với tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính. Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông, không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà viêm mũi dị ứng kéo dài còn khiến niêm mạc mũi luôn sưng, đỏ, các vị trí tổn thương tại đây trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn, virus dẫn tới tình trạng viêm mũi dai dẳng. Viêm mũi sẽ biến chứng thành viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… nếu không được ngăn chặn và giải quyết tận gốc.

Viêm mũi dị ứng gây khó thở

Đặc biệt đối với những ai có cơ địa nhạy cảm, mức độ phản ứng với dị ứng mạnh thì có thể gặp phải hiện tượng co thắt khí quản, hẹp đường thở dẫn tới chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu.

Cách trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Làm sao để điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả? Có lẽ đây là một nỗi niềm đau đáu của nhiều người bệnh đang bị căn bệnh này hành hạ.

Tùy thuộc vào tình trạng viêm mũi dị ứng, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian điều trị tại nhà, sử dụng thuốc Tây y hoặc chữa trị theo liệu trình Đông y.

Mẹo dân gian trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Thông thường, nếu bị viêm mũi mức độ nhẹ, ngay khi thấy các triệu chứng bệnh khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian có khả năng xoa dịu dấu hiệu dưới đây:

- Cây giao: Lấy cành giao rửa sạch rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 3-4cm. Sau đó đổ nước đun sôi khoảng 15 phút. Khi nước sôi thì tắt bếp, tiến hành xông với nồi nước cây giao. Lưu ý nên giữ khoảng cách tối thiểu khoảng 30cm để tránh bị bỏng.

- Tỏi: Tỏi từ lâu đã được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó, khi mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh hãy tham khảo mẹo đập dập tỏi, lọc lấy nước cốt rồi dùng bông gòn sạch thấm nước cốt chấm vào niêm mạc mũi. Cần nhẹ nhàng tránh làm niêm mạc mũi bị tổn thương thêm.

- Cây ngũ sắc: Chuẩn bị 10-15 cây ngũ sắc còn tươi, chỉ lấy phần thân và hoa đem rửa sạch, phơi ráo rồi cắt thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn. Tương tự như mẹo dùng tỏi, bạn lấy bông sạch thấm nước cốt ngũ sắc và chấm vào mũi.

- Ngải cứu: Không chỉ có khả năng giải cảm, ngải cứu còn có tác dụng chống viêm. Để dùng ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng mãn tính, hãy đem ngải cứu rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt rồi pha loãng với nước sôi để nguội theo tỉ lệ 1:1 và uống.

Theo những hướng dẫn trên có thể thấy các mẹo dân gian rất dễ thực hiện. Người bệnh chỉ cần một ít thời gian chuẩn bị thành phần và điều chế thuốc mà không tốn nhiều công sức.

Tuy nhiên, mẹo dân gian rất chung chung, đối với người bệnh nào cũng áp dụng một cách, một liều lượng như vậy thì hỏi rằng hiệu quả có đảm bảo? Trong quá trình điều chế thuốc, nếu không cẩn thận để lẫn các dị vật, nhiễm khuẩn thì không những không chữa được bệnh mà còn khiến tình trạng trầm trọng thêm.

Do đó, trước khi áp dụng các mẹo dân gian, bạn cũng cần cân nhắc xem hiệu quả đạt được tới đâu? Với tình trạng viêm mũi dị ứng mức độ nặng, liệu mẹo dân gian có cho kết quả tốt hay không?

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
0989.122.670
Email cho chng tôi
khanhnguyentran@gmail.com
Top