Viêm xoang: nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm xoang là gì?

Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ - mặt, phía sau xương gò má và trán, được lót bởi một lớp mô mềm là niêm mạc hô hấp, chứa đầy không khí. Viêm xoang hay viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc, các hốc rỗng bị bịt kín, tích tụ nhiều dịch nhầy hoặc mủ bên trong.

Viêm xoang

Tình trạng xoang bình thường và viêm xoang

Có 4 dạng viêm xoang: 

- Viêm xoang cấp tính: triệu chứng tương tự cảm lạnh gồm đau nhức vùng mặt, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi... xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 10-14 ngày nhưng không quá 4 tuần.

- Viêm xoang bán cấp: người bệnh có triệu chứng từ 4 - 8 tuần.

- Viêm xoang mạn tính: các triệu chứng kéo dài > 8 tuần.

- Viêm xoang tái phát: tái phát nhiều đợt trong cùng một năm.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang

Viêm xoang có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là do virus, vi khuẩn, siêu vi gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, viêm xoang còn do dị ứng với thời tiết lạnh, dị ứng phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, lông động vật... Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp gây viêm xoang bao gồm vách ngăn mũi lệch, phì đại cuốn mũi khiến lưu thông mũi xoang kém, có polyp mũi và xoang. Người có hệ miễn dịch yếu, bị hen suyễn, bị nhiễm trùng răng nướu hoặc cơ địa dễ bị dị ứng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm xoang.

Viêm xoang có dấu hiệu như thế nào?

Viêm xoang cấp tính và mạn tính thường phát triển sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nghiêm trọng hoặc liên tục. Dấu hiệu điển hình nhất của viêm xoang là đau nhức các vùng trán, má, hàm trên, mũi, giữa hai lông mày hoặc giữa hai mắt tùy thuộc vị trí xoang bị viêm. Ngoài ra, người bệnh viêm xoang có thể có các triệu chứng kèm theo gồm:

- Chảy nước mũi màu xanh, vàng, trắng đục, nước mũi đặc.

- Nghẹt mũi làm ảnh hưởng đến khứu giác, không phân biệt được mùi.

- Dịch mũi chảy xuống họng, có mùi hôi, khiến cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, muốn khạc nhổ và ho

- Hơi thở có mùi hôi

- Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao

- Nghiêng người về trước có cảm giác choáng váng, chóng mặt

Dấu hiệu của viêm xoang

Dấu hiệu điển hình của viêm xoang là đau nhức

Phương pháp chẩn đoán viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm dị ứng hoặc phổ biến hơn là nội soi mũi xoang để quan sát và tìm kiếm tắc nghẽn. Khi soi sẽ thấy dịch màu vàng hoặc xanh chảy ra, niêm mạc bị phù nề, viêm đỏ…

Trong một vài trường hợp khó chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm các bất thường trong giải phẫu vùng mũi xoang như lệch vách ngăn, có polyp… đồng thời thấy được dịch trong hốc xoang hay hình ảnh niêm mạc khe mũi xoang bị phù nề.

Các biện pháp điều trị viêm xoang 

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là điều trị chủ đạo trong trường hợp viêm xoang cấp tính. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống viêm, chống dị ứng, thuốc co mạch chống xuất tiết theo tình trạng của mỗi người bệnh. Cần chú ý tuân thủ đúng chỉ dẫn, uống đủ liều để tránh kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến viêm xoang mạn tính. 

Trong trường hợp phải rửa xoang, bơm thuốc điều trị, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn thực hiện để việc điều trị được hiệu quả, tránh biến chứng. 

Điều trị bằng phẫu thuật 

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu bệnh nhân thuộc các trường hợp sau: 

- Viêm xoang kéo dài, dai dẳng nhiều năm, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.

- Viêm xoang biến chứng viêm ổ mắt, chèn dây thần kinh thị giác.

- Người bệnh có bất thường về giải phẫu vùng mũi xoang: lệch vách ngăn mũi, polyp to...

Liên hệ ngay hôm nay

Giải đáp mọi vấn đề tốt nhất dành cho bạn

Hotline 24/7
0989.122.670
Email cho chng tôi
khanhnguyentran@gmail.com
Top